CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÍ NĂNG | PHẦN MỀM | PHẦN MỀM QUẢN LÝ | PHẦN MỀM QUẢN TRỊ | PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP | PHẦN MỀM AN NINH | PHẦN MỀM QUẢN LÝ SẢN XUẤT | PHẦN MỀM QUẢN LÝ KINH DOANH | PHẦN MỀM KẾ TOÁN | PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP| PHẦN MỀM HPHẦN MỀM HỆ THỐNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP | ERP SOFTWARE | PHẦN MỀM ERP | PHẦN MỀM HỆ THỐNG AN NINH THÔNG MINH | PHẦN MỀM HỆ THỐNG SMARRTHOME | PHẦN MỀM HỆ THỐNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN | PHẦN MỀM HỆ THỐNG LÝ DOANH NGHIỆP ĐA NĂNG | PHẦN MỀM HỆ THỐNG
Có khá nhiều cách để phân loại hệ thống ERP trong doanh nghiệp: phân loại theo chi phí đầu tư, theo độ nhận diện thương hiệu, theo mã nguồn…
Dưới đây ERP thực hành đưa ra một số cách phân loại thường gặp khi đề cập đến hệ thống ERP.
Phân loại hệ thống ERP theo thương hiệu
Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều phần mềm ERP với nhiều thương hiệu khác nhau:
Một số hệ thống ERP của nước ngoài được thiết kế và điều chỉnh theo nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam (mà đa phần các các doanh nghiệp lớn đa quốc gia) cho phù hợp với quy trình và tính pháp lý trong nước.
Bên cạnh các thương hiệu lớn, còn xuất hiện các doanh nghiệp tự phát triển ERP theo hướng thuần Việt được khá nhiều các doanh nghiệp VIệt ưa chuộng.
Các hệ thống này được phát triển từ đầu hướng đối tượng doanh nghiệp Việt nên rất phù hợp với người dùng tại Việt Nam.
Theo cách phân loại này, ERP nội sẽ chiếm ưu thế hơn do tính tiện dụng và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, ít chỉnh sửa (customize) nên độ rủi ro khi triển khai sẽ thấp hơn các hệ thống ERP ngoại. Nhưng nếu phân tích lợi ích sâu xa, doanh nghiệp luôn cần phải cân đo đong đếm giữa ERP nội và ERP ngoại bởi những lợi ích chúng mang lại.
Phân loại hệ thống ERP theo chi phí đầu tư
Chi phí là 1 vấn đề không thể không nhắc tới khi triển khai dự án ERP. Một hệ thống ERP quốc tế giá sẽ cao hơn nhiều lần so với ERP nội địa tự phát triển, đi kèm đó là những lợi ích lâu dài. Việc phân loại ERP theo chi phí cũng khá rõ rệt:
Các phần mềm ERP chi phí thấp như ERP dưới dạng website, được các công ty đặt hàng viết theo yêu cầu, do một số team triển khai trong nước thực hiện. Tuy các dự án này có chi phí thấp, nhưng độ rủi ro cao do thiếu tính chuyên nghiệp, dễ phát sinh các chi phí ẩn, và đặc biệt là không có tính bảo mật cao.
Các phần mềm ERP chi phí tầm trung, được thiết kế và hoàn thiên bởi các đơn vị triển khai lớn trong nước. Thông thường tính ổn định và khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của loại phần mềm này sẽ khá cao, nhưng các nơi triển khai họ thường không triển khai toàn bộ các chức năng của hệ thống ERP mà thường chỉ có 1 số phân hệ như Kế toán tài chính, bán hàng, mua hàng, kho…
Các hệ thống ERP chi phí cao của nước ngoài, quy trình chuẩn và độ uy tín cao, triển khai hầu hết các phân hệ, chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp lớn, nhiều chi nhánh và các công ty đa quốc gia. Với loại này, tính bảo mật và khả năng tùy biến theo yêu cầu doanh nghiệp cao tuy nhiên khả năng triển khai thành công lại phụ thuộc vào đơn vị triển khai (và vô số thứ khác như chi phí, nhân sự, quy trình và tính định hướng của doanh nghiệp)
Dựa trên các cách phân loại ERP trên đây, doanh nghiệp và người dùng phần nào có thể nắm được tổng quan về các loại ERP hiện tại ở Việt Nam. Để xác định doanh nghiệp phù hợp với loại nào, cần có sư cân nhắc về nhu cầu doanh nghiệp và cân bằng với chi phí có thể bỏ ra, trình độ nhân sự và định hướng lâu dài của công ty tại thời điểm triển khai.